Thẩm định giá doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:
- Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ;
- Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty;
- Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp...
1. Mục đích thẩm định giá trị doanh nghiệp
- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
- Chứng minh năng lực tài chính
- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
- Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
2. Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp:
- Phương pháp giá trị tài sản thuần
- Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
- Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
- Phương pháp chiết khấu dòng tiền
- Phương pháp hệ số giá/thu nhập(P/E)
3. Hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp:
- Bảng cân đối kế toán tại thời điểm thẩm định giá.
- Bảng kết quả hoạt động kin doanh thời điểm thẩm định giá.
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối tài khoản thời điểm thẩm định giá
- Phương án sản xuất kinh doanh của DN trong 1-5 năm tới (nếu có).
- Các bảng đối chiếu các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Các khoản đầu tư ngắn và dài hạn
- Các khoản phải thu, phải trả.
- Hàng tồn kho; công cụ, dụng cụ
- Các khoản vay ngắn và dài hạn
- Chênh lệch tỷ giá trong thanh toán.
- Bảng kê chi tiết tài sản cố định tại thời điểm cổ phần hóa.
- Các văn bản pháp lý khác liên quan đến cổ phần hóa.
- Các thông tin về DN như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing
- Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản (bất động sản và động sản) của DN…