Dự thảo Luật về PPP: Cơ chế chia sẻ rủi ro quá chặt chẽ.

Dù đã có nhiều sửa đổi nhưng nhiều chuyên gia và doanh nghiệp vẫn khẳng định, Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư… chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư.

Trong số những quy định được mang ra lấy ý kiến, cơ chế chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư khi thực hiện dự án PPP là quy định tạo nên nhiều tranh cãi nhất.

Dù đã có nhiều sửa đổi nhưng Dự thảo Luật về PPP vẫn khiến giới chuyên gia và nhà đầu tư.... e ngại.

Dù đã có nhiều sửa đổi nhưng Dự thảo Luật về PPP vẫn khiến giới chuyên gia và nhà đầu tư.... e ngại.

Cơ chế chia sẻ chưa hấp dẫn

Bảy tỏ quan ngại về quy định này, ông Antoine Logeay, Luật sư, Công ty luật Audier & Partners Vietnam, thành viên Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, theo cơ chế chia sẻ rủi ro, Chính phủ sẽ chịu 50% phần thâm hụt giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết cho dự án trong một số tình huống nhất định, và sẽ có thể cũng được hưởng lợi 50% phần thặng dư giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết.

“Không rõ liệu cơ chế này được áp dụng một cách không bắt buộc cho một dự án cụ thể hay được áp dụng cho tất cả các dự án (khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng), và việc soạn thảo cần được làm rõ về khía cạnh này”, đại diện EuroCham nhấn mạnh.

ông Antoine Logeay, Luật sư, Công ty luật Audier & Partners Vietnam,

Ông Antoine Logeay, Luật sư, Công ty luật Audier & Partners Vietnam,

Theo quy định của Dự thảo Luật, việc chia sẻ phần giảm doanh thu phụ thuộc vào một số điều kiện không được áp dụng trong trường hợp doanh thu của một sự án vượt quá dự toán.

Ông Antoine Logeay lấy ví dụ, Chính phủ sẽ chỉ chia sẻ phần giảm doanh thu cho các dự án được thực hiện dưới các hình thức BOT, BTO hay BOO do Nhà nước đề xuất trong đó phần giảm doanh thu là do “thay đổi về quy hoạch, chính sách pháp luật có liên quan” – dường như hạn chế rủi ro chia sẻ phần giảm doanh thu quan trọng.

Tuy nhiên, các dự án do nhà đầu tư đề xuất cũng như các dự án hưởng lợi từ VGF có vẻ như không đủ điều kiện để được chia sẻ phần giảm doanh thu (mà không phải là chia sẻ phần tăng doanh thu).

Hơn nữa, khi các điều kiện về chia sẻ doanh thu được đáp ứng, dự thảo cho thấy rằng điều khoản của hợp đồng PPP sẽ được điều chỉnh tương ứng và không rõ các thay đổi theo đó đối với tổng doanh thu trong dòng đời của dự án sẽ ảnh hưởng tới các điều khoản chia sẻ doanh thu được quy định tại dự thảo như thế nào.

Về các chi tiết của cơ chế chia sẻ, doanh thu cam kết của dự án sẽ được xác định dựa trên “phương án tài chính” của nó, nhưng không rõ ràng ở giai đoạn nào kế hoạch tài chính sẽ được chốt cho các mục đích này, và liệu có được phép sửa đổi hay hiệu chỉnh ở từng thời điểm hay không.

Từ những lý lẽ trên ông Antoine Logeay khẳng định các ưu đãi trong đề xuất có vẻ không phù hợp, và có thể không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì Chính phủ có vẻ như là sẽ có lợi nhiều hơn là gặp bất lợi.

“Lý tưởng nhất là Dự thảo Luật PPP được đề xuất cần tránh quy định quá mức ở giai đoạn phát triển còn khá sớm này của thực tiễn triển khai dự án PPP tại Việt Nam và sẽ đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính và tăng cường tín dụng, đảm bảo doanh thu tối thiểu và các điều khoản chia sẻ rủi ro, để tối đa hóa tính linh hoạt trong phạm vi rộng của các dự án có thể được thực hiện dưới hình thức PPP và để cho phép nhà đầu tư lựa chọn được sự hỗ trợ phù hợp dựa trên nhu cầu của một dự án nhất định”, ông này đề xuất.

Và lo ngại thiếu tính linh hoạt

Về  phần mình, Luật sư Nguyễn Thanh Hải - Công ty luật Baker McKenzie, thành viên Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) cho hay, trong Dự thảo luật PPP, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được đề xuất là không tương xứng với bảo đảm của Chính phủ về doanh thu tối thiểu, bởi cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu như được đề xuất bị phụ thuộc vào các hạn chế và điều kiện nghiêm ngặt.

Các điều kiện liên quan được đưa ra mang tính thuận lợi hơn cho khu vực công, bởi khu vực tư nhân bị áp dụng nhiều điều kiện hơn và có một số điều kiện khiến khu vực tư nhân sẽ khó có thể chứng minh được trên thực tế.

Hơn nữa, việc ấn định ngưỡng bảo đảm doanh thu tối thiểu cũng có thể gây quan ngại đối với tính khả thi về mặt tài chính cho một số dự án nhất định và đối với sự linh hoạt về mặt thực thi, vì mức độ bảo đảm sẽ có sự khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và quy mô dự án khác nhau.

“Nói chung, việc Dự thảo luật PPP quy định hạn mức nêu trên đối với toàn bộ các dự án PPP tại Việt Nam sẽ gây quan ngại về sự không chắc chắn cũng như sự thiếu linh hoạt. Điều này có thể cũng không phù hợp với mục tiêu đặt ra của dự thảo luật là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính mạnh trong việc đầu tư PPP vào các dự án quy mô lớn hoặc tăng sự hấp dẫn của các dự án PPP. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị rằng các tỷ lệ cụ thể nên được cân nhắc trên cơ sở từng dự án, tùy từng thời kỳ”, ông Hải nói.

Trích nguồn

Huyền Trang

Bài viết liên quan

Ảnh
Giá cao so với các sản phẩm khác, gặp khó về sinh lợi đầu tư khiến cho việc bán các sản phẩm bất…
Ảnh
Thị trường bất động sản năm 2024 dự kiến sẽ minh bạch hơn nhờ những quy định mới được thực thi theo…
Ảnh
UBND TP. Hà Nội vừa ký Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số nội dung…
Ảnh
Lượng cung thấp hơn lực cầu, lượng giao dịch nhà thổ cư Hà Nội không có dấu hiệu sụt giảm trong…
Ảnh
Cần quy có quy định bắt buộc chủ đầu tư đăng ký xếp hạng chung cư theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng…