Mức thu phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Người nộp phí là tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định pháp luật là tổ chức thu phí quy định tại thông tư này.

Hình ảnh mang tính minh họa

Ảnh minh họa

Mức thu phí thẩm định cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được xác định theo công thức sau:

Mức thu phí bằng (=) Chi phí thẩm định nhân với (x) K nhân với (x) M. Trong đó: Chi phí thẩm định là 42 triệu đồng (Mức chi phí tối thiểu thực hiện đánh giá hồ sơ, kiểm tra thực tế tại tổ chức và họp Hội đồng thẩm định một hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường). K là hệ số vị trí địa lý theo khu vực của tổ chức đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận, chi tiết tại phụ lục kèm theo thông tư này. M là hệ số điều chỉnh theo số lượng thông số môi trường đề nghị cấp, điều chỉnh nội dung giấy chứng nhận.

Người nộp phí thực hiện nộp phí theo thông báo thu phí thẩm định của tổ chức thu phí; phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.

Tổ chức thu phí phải nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (NSNN) (phí nộp ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định và thu phí do NSNN bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo quy định.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ, thì được để lại 60% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định và thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 40% số tiền phí thu được vào NSNN.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023./.

Trích nguồn

MInh Anh - Thời báo Tài chính Việt nam

Bài viết liên quan

Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần hướng đến xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia và…
Quyết định về việc thành lập Ban Hợp tác quốc tế thuộc Hội Thẩm định giá Việt Nam.
HỘI THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM Số:  169/2023/QĐ-HTĐGVN CỘNG HÒA XÃ HỘI…
Đề xuất xem “Xác định bảng giá đất” là phương pháp độc lập.
Bảng giá đất rất quan trọng, đối tượng áp dụng diện rộng và cách xây dựng tương tự như phương pháp…
Quản chặt không ngăn nổi “méo mó” trong thẩm định giá, Bộ Tài chính sẽ mạnh tay “siết” quy định.
Tính đến nay đã gần 10 năm thực thi Luật Giá và hệ thống pháp luật về thẩm định giá. Từ những sai…
Dự thảo Luật Đất đai cần làm rõ vai trò của tổ chức tư vấn định giá đất.
Mức độ chính xác của hoạt động tư vấn định giá đất phụ thuộc vào trình độ, khả năng của người thực…