Ngân hàng được phép mua "quay vòng" trái phiếu doanh nghiệp đến hết năm 2023

Thông tư mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tạm dừng quy định cấm tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong vòng 1 năm sau khi bán.

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. 	Ảnh: ST

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Ảnh: ST

NHNN vừa ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 24/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Theo đó, trong thời gian thi hành, các tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi đáp ứng các quy định tại điều 4 Thông tư 16.

Đồng thời, bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu; doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.

Theo NHNN, việc ban hành Thông tư 03 nhằm góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, khi NHNN lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư 03, nhiều chuyên gia đã đặt kỳ vọng vào việc sửa đổi sẽ giúp giảm áp lực cho thị trường. Trong đó, việc tổ chức tín dụng được phép mua "quay vòng" trái phiếu doanh nghiệp đến hết năm 2023 sẽ góp phần giảm áp lực đáo hạn trong năm 2023, đồng thời góp phần giảm phần trái phiếu “trôi nổi” trên thị trường đang được sở hữu bởi nhà đầu tư cá nhân.

Theo ước tính của Công ty Chứng khoán VNDirect, giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 vào khoảng 252.000 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước, áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh vào quý 2 và quý 3/2023. Vì thế, quy định trên sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường, giúp tháo gỡ áp lực cho chính ngân hàng thương mại và doanh nghiệp phát hành khi nhiều nhà đầu tư đang yêu cầu được tất toán trái phiếu.

Nội dung Thông tư số 03/2023/TT-NHNN tại đây!

Trích nguồn

Hương Dịu

Bài viết liên quan

Hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều…
Không còn cấp đất cho hộ gia đình từ 01/01/2025.
Đây là quy định mới đáng chú ý tại Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/…
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi như thế nào?
Nhiều người dân muốn chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất trang trại chăn nuôi, thế nhưng vẫn chưa…
Thẩm định giá Dự án công trình Điện mặt trời.
Thẩm định giá dự án công trình điện mặt trời là gì? Cũng giống như thẩm định giá các dự án công…
Hoàn thiện cơ chế để giá bồi thường sớm tiệm cận giá thị trường thực tế.
Một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án đầu tư công, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải…