Xây dựng nhà sai vị trí đất thổ cư là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Hiện nay, tình trạng xây nhà sai vị trí đất thổ cư diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, cá nhân, hộ gia đình xây nhà sai vị trí đất thổ cư có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật.

xay nha tho cu

Xây nhà sai vị trí đất thổ cư là như thế nào?

Hiện pháp luật không có quy định nào về đất thổ cư mà đây là tên gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở tại đô thị và đất ở tại nông thôn. Theo khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng đất ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng).

Đồng thời, khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, đúng kế hoạch và mục đích sử dụng đất. Tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng diện tích, đúng ranh giới đất đã được ghi trên giấy chứng nhận.

Trường hợp xây dựng nhà trên diện tích đất bao gồm cả đất được sử dụng với mục đích để ở và với mục đích không phải để ở thì người sử dụng đất chỉ được xây dựng trong phạm vi diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận.

Căn cứ theo các quy định trên, hộ gia đình, cá nhân được cho là xây dựng sai vị trí đất thổ cư khi sử dụng đất không đúng mục đích được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Hành vi này vi phạm nguyên tắc sử dụng đất do đó sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Xây nhà sai vị trí đất thổ cư bị xử lý thế nào?

Căn cứ tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc xây dựng nhà sai vị trí đất thổ cư là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, các hành vi có thể bị xử phạt theo Nghị định này gồm:

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vườn tạp là đất trồng lúa sang đất thổ cư/đất ở (khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):

Phạt 3 triệu đồng nếu là đất ở nông thôn.

Phạt 6 triệu đồng nếu là đất ở thành thị.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vườn tạp là đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất thổ cư/đất ở (khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP): Mức phạt căn cứ vào diện tích đất chuyển mục đích/xây dựng trái phép:

Thấp nhất là 3 triệu nếu diện tích vi phạm là dưới 0,02ha.

Cao nhất có thể lên tới 250 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm là từ 5ha trở lên.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vườn tạp là đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất thổ cư/đất ở (khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):

Mức phạt tiền thấp nhất đối với đất ở khu vực nông thôn là 3 triệu. Mức phạt tiền thấp nhất đối với đất ở khu vực đô thị là 6 triệu.

Bài viết liên quan

Hoàn thiện cơ chế để giá bồi thường sớm tiệm cận giá thị trường thực tế.
Một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án đầu tư công, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải…
7 mục đích thường gặp khi thẩm định giá Bất động sản.
1. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN Những mục đích thường gặp khi thẩm định giá BĐS: - Thẩm…
Chuyển mục đích sử dụng đất có cần điều kiện về thời gian thường trú?
Ông Trần Quang Tuấn (Bắc Giang) có câu hỏi về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất có cần điều kiện…
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tiền thuê đất hằng năm được ổn định cho chu kỳ 5 năm.
Thường trực UBKT của Quốc hội cơ bản nhất trí quy định tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về tiền…
Giải pháp nào để tránh các rủi ro về giá trong đầu tư dự án?
Thẩm định dự án đầu tư là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi phải luôn hoàn thiện qua thực…